Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Thời trang – ẩn mình trong ô nhiễm

 Wikicabinet kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

Sống tối giản mang lại những lợi ích nào?

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về Thời trang – ẩn mình trong ô nhiễm. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Ô nhiễm môi trường từ thời trang, thực chất là một sự ô nhiễm được tổng hợp bởi những ô nhiễm khác, cùng cộng hưởng và tàn phá môi trường một cách âm thầm nhưng nguy hiểm vô cùng. Cùng Wikicabinet tìm hiểu những sự thật phía sau sự hào nhoáng của ngành thời trang và chúng ta có thể làm gì để hạn chế chúng nhé!

Thời trang là thủ phạm gây ô nhiễm nguồn nước

Bạn biết không, chúng ta có những con số đáng kinh ngạc từ ngành thời trang đối với vấn đề ô nhiễm nguồn nước!

  • 20% ô nhiễm nguồn nước công nghiệp đến từ quá trình nhuộm và dệt
  • 90% nước thải ở các nước đang phát triển được thải ra các dòng sông mà không được xử lí đúng cách.
  • 23% chất hóa học sản xuất trên thế giới dành cho ngành công nghiệp dệt may
  • 200,000 tấn chất thải dệt được thải ra môi trường mỗi năm

Nước thải sản xuất chưa xử lý tốt đem theo các chất độc hại thải ra môi trường như thủy ngân, asen, chì, là những chất cực độc cho sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ngoài ra, lượng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác bị bốc hơi, thấm vào lòng đất cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Thời trang làm tiêu tốn vã lãng phí nước

Những con số dưới đây sẽ khiến bạn hốt hoảng thực sự!

  • 85% nhu cầu nước hàng ngày của toàn bộ dân số Ấn Độ sử dụng để trồng bông trong nước, trong khi đó, 100 triệu người ở Ấn Độ không có nước uống.
  • 1.5 nghìn tỷ lít nước được tiêu thụ bởi ngành công nghiệp thời trang hằng năm
  • Cần 200 tấn nước sạch để nhuộm 1 tấn vải
  • Cần 20,000 lít nước để sản xuất 1 kg sợi bông
  • Cần 7570 lít nước để sản xuất 1 chiếc quần jean – lượng nước đủ cho một người uống trong 10 năm
  • Cần 2650 lít nước để sản xuất 1 chiếc áo thun – lượng nước đủ cho một người uống trong 3,5 năm

Ngành công nghiệp thời trang là một ngành tiêu thụ nước lớn. Bông cần rất nhiều nước để phát triển nhưng lại cần trồng ở điều kiện khô và nóng, do đó đã gây sức ép lớn đối với nguồn tài nguyên quý giá vốn đã khan hiếm ở những vùng này. Bên cạnh đó, quá trình nhuộm vải cũng cần một lượng nước sạch khổng lồ.

Thời trang là tác nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí từ thời trang đủ để chúng ta cần có một sự thay đổi tích cực!

  • Ngành công nghiệp may mặc chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu.
  • Cứ mỗi kg vải được sản xuất sẽ thải ra 23kg khí thải nhà kính.
  • Nếu một bộ quần áo chỉ được mặc 5 lần, lượng khí CO2 sinh ra lớn gấp 5 lần so với mặc 50 lần.

Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang tạo ra rất nhiều khí nhà kính do năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế tạo và vận chuyển hàng triệu quần áo được mua mỗi năm. Đặc biệt các quốc gia sản xuất quần áo lớn hiện nay như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc hầu hết sử dụng than đá – loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí nặng nề.

Các loại sợi tổng hợp được sử dụng phần lớn trong quần áo của chúng ta được làm từ nhiên liệu hóa thạch, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với sợi tự nhiên.

Thời trang cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm vi nhựa

190.000 tấn vi nhựa từ sản phẩm dệt may được thải ra đại dương mỗi năm.

Mỗi lần chúng ta giặt một loại quần áo tổng hợp (polyester, nylon, v.v.), khoảng 1.900 sợi nhỏ riêng lẻ được thả vào nước, đi vào đại dương của chúng ta. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các sinh vật thủy sinh nhỏ sẽ ăn những sợi nhỏ đó. Những con cá nhỏ này sau đó bị ăn bởi những con cá lớn hơn, sau đó sẽ bị ăn bởi những con cá lớn hơn, đưa nhựa vào chuỗi thức ăn của chúng ta.

Thời trang gây ô nhiễm rác thải

  • Chỉ 15% lượng quần áo được tái chế hoặc quyên góp, còn lại bị chôn trong bãi rác hoặc đốt
  • Trung bình mỗi gia đình thải ra tới 30kg quần áo mỗi năm

Sợi tổng hợp, chẳng hạn như polyester, là sợi nhựa, do đó không thể phân hủy sinh học và có thể mất đến 200 năm để phân hủy. Sợi tổng hợp được sử dụng trong 72% quần áo của chúng ta.

Vậy chúng ta có thể làm gì?

  • Lựa chọn các sản phẩm từ sợi hữu cơ, thiên nhiên không yêu cầu hóa chất, các loại sợi tiêu thụ ít nước như sợi lanh, tái chế,…
  • Mua ít hơn, chất lượng hơn, sửa chữa, tái chế để kéo dài tuổi thọ món đồ.
  • Chọn các thương hiệu bền vững và có tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng chặt chẽ.

Nếu bạn có “sáng kiến” nào hãy chia sẻ cho Wikicabinet và mọi người cùng biết nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét