Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Ung thư vú và những điều cần biết

 Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

Bệnh Kawasaki kẻ giết người vô hình đối với trẻ em!

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về Ung thư vú và những điều cần biết. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Trong những năm gần đây, ung thư vú đã trở thành “kẻ thù” lớn nhất đe dọa sức khỏe phụ nữ. Hơn nữa, tỷ lệ mắc bệnh tiếp tục gia tăng, khiến nó trở thành căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em thiếu kiến ​​thức phòng và điều trị ung thư vú khiến nhiều trường hợp ung thư vú được chẩn đoán khi đã đến giai đoạn nặng khiến các bác sĩ lo lắng. Các chuyên gia cho biết, phòng và điều trị ung thư vú là một trong những nền tảng kiến thức y tế bắt buộc trong cuộc đời của người phụ nữ, mỗi phụ nữ cần nâng cao ý thức phòng và điều trị để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Dư thừa estrogen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú khi còn trẻ

Có một trường hợp mắc ung thư vú đáng tiếc thế này. Tuy còn trẻ, các bạn nữ rất chú trọng tới sức khỏe của chính mình. Thế nhưng, một trong số đó lại mắc bệnh ung thư vú khi mởi chỉ 28 tuổi. Đó là độ tuổi quá trẻ và khó có thể chấp nhận. Sau quá trình chẩn đoán và điều trì, bác sĩ tìm hiểu kỹ thói quen sinh hoạt của cô và cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Co chia sẻ rằng đã sử dụng một số sản phẩm giúp tăng nội tiết tố và cảm thấy làn da căng bóng và sáng hơn. Hài lòng với sản phẩm, cô đã dùng tới hơn nửa năm. Sau một lần kiểm tra sức khỏe tổng thể, cô phát hiện có khối u ở vú, đi khám chuyên khoa thì được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn đầu.

Đối với nhận định này không mang tính quy chụp các sản phẩm giúp tăng nội tiết tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vai trò của estrogen đối với cơ thể phụ nữ để làm sáng tỏ khúc mắc trên. Như bạn đã biết, estrogen hay còn gọi là “nội tiết tố nữ”, chủ yếu do buồng trứng tiết ra và có thể thúc đẩy sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục nữ và sự xuất hiện của các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Làn da của phụ nữ muốn trắng sáng, mịn màng phụ thuộc lớn vào mức độ estrogen trong cơ thể. Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều chị em thường sử dụng một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có chứa estrogen để ngực đầy đặn hơn, đường cong cơ thể hoàn hảo hơn, làn da căng mịn hơn. Tuy nhiên estrogen lại là “con dao hai lưỡi”, lượng estrogen tăng cao, hoặc sự mất cân bằng tỷ lệ estrogen / progesterone sẽ kéo dài sự kích thích biểu mô ống vú bởi estrogen, làm thay đổi môi trường nội tiết trong cơ thể, hình thành ác tính tế bào, gây ra ung thư vú. Nhiều sản phẩm được gọi là sản phẩm làm đẹp và sức khỏe có thành phần không rõ ràng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc lạm dụng những sản phẩm đó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đối với các sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, các bạn nữ không được sử dụng bừa bãi.

Đối tượng dễ phát hiện ung thư vú

Theo thống kê của Globocan, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ mắc ung thư vú hiện nay. Cụ thể tỷ lệ mắc mới là 15229 ca và tỷ lệ tử cong là 6103 ca. Điều này chứng tỏ rằng các biện pháp phòng và kiểm soát ung thư vú chưa đạt hiệu quả cao.

Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ trung niên có nguy mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với các độ tuổi còn lại. Trên thực tế, có hai mức cao nhất về tỷ lệ mắc ung thư vú. Độ tuổi khởi phát ung thư vú trung bình ở nước ta là 45 – 55 tuổi, sớm hơn 10 năm so với 55 – 65 tuổi ở các nước phương Tây. Hơn nữa, đây chỉ là mức cao nhất của tỷ lệ mắc bệnh. Trên lâm sàng, bệnh nhân ung thư vú cao tuổi cũng thường gặp. Ở nhóm 70-74 tuổi cũng là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc ung thư vú cao, cần được quan tâm khẩn cấp.

Sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát lâm sàng, giới y khoa hiện tin rằng những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau đây có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn.

1.Mãn kinh sớm

Độ tuổi trung bình bắt đầu mãn kinh tự nhiên là 51 tuổi. Mãn kinh sớm tức là những người bắt đầu mãn kinh tư nhiên trước 12 tuổi. Mãn kinh muộn sẽ rơi vào độ tuổi 50 – 55. Hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn 42 tuổi.

2.Tuổi sinh đẻ lần đầu muộn

Kết hôn muộn, sinh con muộn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuổi sinh đẻ lần đầu muộn không cho con bú hoặc sau 35 tuổi mới sinh con.

3.Nồng độ estrogen cao

4.Lạm dụng các biện pháp tránh thai, liệu pháp thay thế hormone dài ngày cho thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh.

5.Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, tức là bệnh nhân ung thư vú trong họ hàng cấp 1 (bố mẹ, anh chị em, con cái).

6.Ngực còn lại của bệnh nhân ung thư vú cũng dễ gặp vấn đề.

7.Bệnh nhân có tiền sử xạ trị lồng ngực.

8.Tiền sử mắc các bệnh u vú lành tính, chẳng hạn như loạn sản biểu mô ống tuyến vú nặng, xuất huyết núm vú, tiết dịch, …

9.Bép phì, thừa cân, nghiện rượu.

10.Phụ nữ thường xuyên căng thẳng, lo âu, phiền muộn, thức khuya, làm ca đêm, hút thuốc lá lâu ngày.

Xây dựng những thói quen tốt là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất

Để phòng tránh ung thư vú, các bạn nữ cần lưu ý những điểm sau.

Không lạm dụng thuốc hormone và các sản phẩm sức khỏe. Ai cũng có niềm yêu thích làm đẹp, nhưng vì sắc đẹp mà bỏ đi sức khỏe thì lợi ích thu về chẳng đáng là bao. Các bạn nữ không được lạm dụng các sản phẩm làm đẹp nội tiết tố và các sản phẩm sức khỏe tương tự. Thuốc nội tiết cần được sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sinh con phù hợp với lứa tuổi. Một số phụ nữ thành thị hiện đại bị áp lực cuộc sống buộc phải trì hoãn việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35. Một số có xu hướng độc thân. Như mọi người đã biết, việc phá vỡ quy luật sinh lý kết hôn, sinh con, cho con bú một cách miễn cưỡng dễ gây ra rối loạn nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Nên tuân theo quy luật sinh lý và sinh con ở độ tuổi thích hợp.

Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô mỡ có thể tiết ra estrogen. Estrogen của phụ nữ béo phì tương đối cao hơn so với những người có cân nặng bình thường. Vì vậy việc kiểm soát cân nặng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Khuyến cáo mọi người nên kiểm soát lượng chất béo, đường bột nạp vào cơ thể hàng ngày. Khuyến khích tiêu thụ ít thức ăn có hàm lượng calo cao như đồ chiên rán và đồ ngọt. Thường xuyên tập thể dục để giảm lượng mỡ thừa tích tụ đồng thời tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tránh thai đúng cách và giảm số lần phá thai hoặc sẩy thai. Nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao sau khi mang thai, sau khi phá thai nhân tạo nồng độ estrogen trong cơ thể giảm xuống đột ngột sẽ làm cho vú mới phát triển đột ngột ngừng phát triển, có thể xuất hiện u cục ở vú, gây ra các bệnh về vú, có thể bị tổn thương vú. Khuyến cáo bạn nên thực hiện các biện pháp tránh thai phù hợp với nguyên tắc có trách nhiệm với bản thân và người khác.

Luôn lạc quan và vui vẻ. Khi chị em có tâm trạng không tốt như tức giận, buồn chán, lo lắng, trầm cảm… sẽ gây ức chế chức năng phóng noãn của buồng trứng, giảm progesterone, tăng estrogen tương đối ảnh hưởng đến sức khỏe bầu ngực. Thái độ sống lạc quan, cởi mở là “vũ khí” tốt nhất để phòng tránh các bệnh về vú. Khuyến cáo các bạn nữ nên giữ thái độ sống vui vẻ, lạc quan, tích cực đối mặt với cuộc sống, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể, loại bỏ những cảm xúc xấu kịp thời. Ngoài ra, nên thăm khám tâm lý thường xuyên để điều trị tâm lý nếu cần.

Không uống rượu, bia hoặc các chất có cồn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu là một loại chất gây ung thư và có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh ung thư vú. Rượu có thể làm tăng tiết estrogen ở phụ nữ. Đối với bệnh nhân ung thư vú, uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú. Vì vậy, dù là bia, rượu trắng, rượu vang, rượu gạo, miễn là đồ uống có cồn thì bạn nữ không nên uống.

Ưu tiên kiểm tra sức khỏe tổng thể thường xuyên. Phát hiện sớm bệnh lý đem lại kết quả tích cực trong quá trình điều trị và làm giảm tỷ lệ tử vong đối với tất cả các bệnh ung thư. Với sự tiến bộ của y học, hơn 96% trường hợp ung thư vú có thể điều trị được, và chỉ cần chúng được phát hiện sớm thì có thể tránh được những cơn đau do phẫu thuật cắt bỏ vú. Đối với phụ nữ nói chung, các khuyến nghị như sau.

Tự kiểm tra vú của bản thân:

Kiểm tra mỗi tháng một lần sau 20 tuổi.

Khám lâm sàng: 3 năm một lần đối với 20-29 tuổi, và mỗi năm một lần sau 30 tuổi.

Kiểm tra mục tiêu Molypden: bắt đầu từ 35 tuổi, sẽ thực hiện cách năm, sau 40 tuổi sẽ thực hiện 1-2 năm một lần, sau 60 tuổi có thể thực hiện 2-3 năm một lần.

Khám siêu âm: mỗi năm một lần sau 30 tuổi.

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư vú, bạn nên tiến hành tầm soát sớm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Phòng ngừa bệnh nhồi máu não ở tuổi trung niên.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét